Tôn Nữ Thu Nga
Lần đầu chúng tôi đến Melbourne năm 2006. Năm nay 2020, chúng
tôi trở lại nơi này với một tâm tình bùi ngùi cảm xúc. Melbourne giang đôi tay,
ôm ấp chúng tôi bằng niềm thân ái, tình thân họ hàng, tình bạn cũ và nhất là
tình huynh đệ chi binh.
Những
sợi tơ vương trong giòng đời treo chặt chúng tôi vào với nhau dù xa cách năm
châu bốn biển.Vì vậy, chúng tôi ra khỏi phi trường Tullamarine với niềm vui
trong
hồn và ánh mắt sáng như sao chứ không cảm thấy mỏi mệt sau 16 giờ bay qua đại
dương.
Anh Quí chờ chúng tôi ngay khi vừa ra cửa, anh xách giùm hành lý,
đưa chúng tôi đến chổ đợi xe. Giây phút sau, anh Long đến, tôi vội bước đến xe
anh thì thấy cô Diên, người bạn gái thuở trung học chạy tới. Cô ta trông tươi
tắn và vui vẻ như đóa hoa, tíu tít vui mừng. Cô theo anh chị Long ra phi trường
đón vợ chồng tôi. Thế là anh Nhiên, Quí và Tuấn đi một xe; anh chị Long, Diên và
tôi ngồi chung trên xe khác. Đoàn lữ hành nối nhau chạy ra khỏi phi trường về
nhà anh chị Nhiên, nơi các phu nhân đang nấu nướng chờ đợi hai người bạn phương
xa.
|
Tại nhà Anh chị Nhiên
Caroline Springs - Albanvale
Từ
phi trường đến thành phố East Doncaster nơi anh chị Nhiên an cư chừng 36km, xe
chạy 35 phút thì tới. Tuy vậy không thấy đường xa vì trong xe có tới ba người
đàn bà, nói chuyện liên miên không dứt. Vùng anh chị Nhiên có cây cối nhiều,
đường quanh co qua đồi núi, công viên, nhà ai cũng trồng trọt nhiều hoa. Nhà anh
nằm trên cái dốc khá cao nên quang cảnh chung quanh rất quang đãng.
Vừa vào nhà chúng tôi được mời ngay vào bàn ăn. Các chị chuẩn bị đủ thứ để chiêu
đãi chúng tôi. Chị Quí đổ bánh xèo ngon quá chừng; dù cho cánh tay chị rất yếu
chị cứ thích lăng xăng làm bếp.
Trong vườn anh chị có hai cây lê, chị Nhiên hái những trái chín, bổ ra cho chúng
tôi ăn. trái lê dòn và ngọt, ăn hoài không chán, chị còn cho tôi thêm mấy trái
đem về khách sạn ăn dần. Sau bữa ăn, sợ chúng tôi mệt, anh chị Long chở chúng
tôi về khách sạn.
Chiều hôm đó chúng tôi ra đường đi kiếm tiệm tạp hóa để mua nước và đi ăn tối. Sau một lúc đi quanh phố, không thấy nơi nào có thức ăn mình thích, mặc dầu có một tiệm ăn Việt rất gần khách sạn. nhìn qua phía bờ hồ, tôi bổng thấy có tiệm ăn Thái, người vào ra tấp nập nên chúng tôi bước qua. Tiệm trang hoàng sang trọng, màu sắc vui tươi của xứ Thái, nhân viên trẻ, nhanh nhẹn và ân cần. Nơi chúng tôi ngồi ăn, qua cửa kính lớn tôi thấy người tản bộ quanh hồ, bầy chim trắng bay lượn la đà trên mặt nước, đôi cánh lấp lánh trong nắng chiều. Trời cao trong xanh và những đám mây trắng phản chiếu màu hồng của buổi hoàng hôn. Trong lúc chờ thức ăn, tôi bước qua bờ hồ, chụp mấy tấm hình chim và phong cảnh. Trở về bàn, thức ăn vừa dọn ra nóng, cay, ngon và thấm thía. Tôi cảm thấy vui và khỏe hẳn lại sau một ngày dài chu du từ Châu Mỹ qua tận châu Úc.
Chợ Thanh Thiên - Springvale
|
Sáng hôm sau, đúng hẹn, anh chị Long đến khách sạn đón chúng tôi đi chơi và để gặp bàn bè, bà con. Gặp anh chị Quí và anh chị Nhiên tại quán cà phê Đại Gia do con anh Quí làm chủ; trong lúc các anh dùng cà phê, các chị dẫn nhau đi long vòng sau mấy con đường nhỏ xem hàng hóa, áo quần. Tôi được vào thăm chợ Thanh Thiên. Chợ có đủ rau cải, thịt cá. Các chị mua thêm rau tươi cho những bữa tiệc sắp tới, tôi bị quyến rũ bởi những gian hàng trái cây tươi, sắc màu rực rỡ nên đi quanh chụp hình các trái cây đủ loại đang trưng bày rất ngon lành. Chị Quí thấy tôi thích trái nhãn nên lựa mua cho tôi một bọc và dành trả tiền. Thấy được các anh chị cưng quá nên tôi rất cảm động.
Buổi trưa, chúng tôi đi ăn thức ăn Huế tại tiệm Nam Giao, người chủ
tiệm rất hiếu khách và cởi mở, thức ăn ngon. Gần xong bữa ăn, có cô
khách hàng tự dưng ghé đến bên, nhìn chúng tôi và hỏi phải đây là anh
Tuấn không? Đang ngỡ ngàng thì cô tự giới thiệu. té ra đây là cô con gái
út của mợ anh Tuấn, người mợ gấn trăm tuổi và cũng là mục đích chính của
sự thăm viếng hôm nay. Tuy cô chưa bao giờ thấy chúng tôi ngoài đời
nhưng cô nhận ra anh Tuấn từ tấm ảnh tôi gửi mấy tháng trước. Có lẽ nhờ
bộ râu nên anh Tuấn được bà con nhận ra một cách dễ dàng. |
Gia đình Mợ Thiên và Tuấn Nga
Trưa hôm ấy, chúng tôi được đi thăm mợ Thiên tại nhà dưỡng lão Springvale. Sau mấy tháng chờ đợi hôm nay mới được gặp anh Tuấn nên mợ rất vui.
Tuy gần trăm tuổi mà trí óc mợ rất sáng suốt, mợ nhớ là có đi dự đám cưới chúng tôi tại Nha Trang. Mợ nhớ tất cả các bạn bè và bà con thân thuộc; mợ tiếc là vì Trưa hôm ấy, chúng tôi được đi thăm mợ Thiên tại nhà dưỡng lão Springvale. Sau mấy tháng chờ đợi hôm nay mới được gặp anh Tuấn nên mợ rất vui. Tuy gần trăm tuổi mà trí óc mợ rất sáng suốt, mợ nhớ là có đi dự đám cưới chúng tôi tại Nha Trang. Mợ nhớ tất cả các bạn bè và bà con thân thuộc; mợ tiếc là vì dịch Covid mới xuất hiện, nhà dưỡng lão không cho mợ xuất viện về nhà để làm tiệc đãi chúng tôi. Các anh chị con của mợ rất dễ thương và đối đải chúng tôi bằng tình gia đình thân thương thật đặc biệt. Chúng tôi chụp hình chung cả mấy chị em hiện diện và anh Tuấn chụp hình chung với mợ, lúc chia tay thật cảm động, anh hứa sẽ ghé thăm mợ lần nữa trước khi ra đi.
Buổi chiều, chị Lan và anh Hùng đưa chúng tôi xuống nhà cô Diên chơi để gặp thêm vài người bạn cũ, rồi cùng ăn tối với nhau. Tôi gặp lại Hồng Loan, em ruột của người bạn gái rất thân là Hồng Liên. Nghe nói Liên đang ở Pleiku nhưng từ năm 1975 đến nay tôi chưa gặp lại. Cả lũ ngồi ôn lại chuyện xưa thật là vui và cảm động. Tôi theo Loan và Diên ra sau thăm vườn; vườn rất rộng nhưng Diên chỉ dùng một khu nhỏ để trồng các loại rau nhiệt đới; rau mọc rất xanh tốt, các cô kia xin các loại rau mình thiếu để về trồng thêm. Bên này có một loại tía tô Nhật lá lớn và ngon tôi chưa thấy có bên Mỹ. Buổi chiều bầy quạ bay về đậu trên tàn cây palm cao ngất, chúng cất tiếng kêu vang động trong hoàng hôn. Tiếng quạ kêu chợt làm tôi cảm thấy buồn, nhớ câu:
Chiều chiều tiếng quạ kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chìều ruột đau!
Nga và Hồng Loan |
Nga và Diên |
Domaine Chandon, Coldstream, VIC,Australia
Sáng hôm sau, thức dậy sớm chúng tôi ra sau khách sạn đi bộ dạo chơi quanh hồ, chụp ảnh lá hoa, phong cảnh rồi chụp ảnh kỷ niệm với nhau. Thấy đàn chim đậu trên cây cầu án tôi thích quá chạy ra đuổi cho chúng bay lên, lòng thầm ước được bay theo chúng trong bầu trời xanh lồng lộng.
Về lại khách sạn, chờ anh Long và chị Hương đến đón đi chơi. Hôm
nay các anh rủ đi thăm vườn nho, thử rượu và ăn trưa. Trước khi đi, anh Long chở
ngang qua phố của Braybrook. Khu này có nhiều chợ và tiệm ăn Việt Nam. Trong lúc
chị Hương mua trái cây để cúng, tôi đi quanh chụp hình cá tôm sò ốc bán trong
chợ. Sau đó hai vợ chồng tôi ngồi trên cái băng ghế góc đường, ăn một gói nhãn
vừa mua trong chợ. Đi nghĩ hè vui quá vì đến một xứ lạ, mình có dịp thưởng thức
nhiều thức ăn khác nhau, vui đùa trong một môi trường mới, hồn nhiên như trẻ thơ,
nhất là khi chúng tôi được các anh chị Hải Quân Thiên Xứng II chiều chuộng, săn
sóc.
Từ
Braybrook xe chạy hơn một giờ để đến Domaine Chandon vùng Coldstream. Đây là một
vườn trồng nho và làm rượu; có tiệm ăn, nơi thử rượu và đi vào hầm xem công
trình làm rượu. Nếu muốn bạn có thể thuê trực thăng bay lên để ngắm khu vực
trồng nho và đồi núi chung quanh. Vườn nho trồng rất mỹ thuật, các giàn nho
thẳng tắp chạy dọc theo sườn đồi và nhiều luốn hoa hồng trắng bọc quanh chu vi
vườn.
Hôm nay nhằm ngày lễ tình nhân (Valentine) nên thiên hạ dẫn nhau đi ăn chơi tại
đây khá nhiều. Trời hôm nay khá nóng nên chúng tôi không đi dạo bên ngoài. Các
anh quên rằng hôm nay là ngày lễ nên nếu không đặt chổ trước chúng tôi không vào
ăn trưa được, vì thế chúng tôi chỉ kiếm được cái bàn lớn gần quầy rượu, mua một
chai rượu, khay thịt nguội, phó mát nhấm nháp cho đở buồn. Anh Nhiên đề nghị
chúng tôi nên qua sân golf chơi và ăn trưa tại đó. Tại sân golf này anh chị
Nhiên đã tạo nhiều thành tích và là hội viên của họ nhiều năm nên rất thân thuộc.
Anh chị Nhiên đãi chúng tôi một bữa trưa rất ngon và dẫn chúng tôi đi xuống hồ
nước tại vị trí lổ số mười để xem bọn chim Pelican trắng đang bơi lội chơi đùa.
Trời đang nắng tự nhiên mây đen và gió vù vù bay tới. Loa gọi người đánh golf
thu dọn ra về, mưa đã lác đát rơi, tôi thấy bầu trời mây đen cuồn cuộn trên đồng
cỏ tươi thắm, tiếng sấm sét ầm ầm làm tôi sợ lắm nhưng vì ham chụp hình nên nấn
ná ngoài mưa. Khi tôi chạy về tới mái nhà che thì mưa bắt đầu tuôn xối xả, máy
hình bị ướt chút xíu nên tôi đi tìm khăn lau, căn phòng nghỉ sang trọng, thơm
tho và ấm cúng làm tôi muốn đặt lưng xuống ghế bành êm ái và ngủ một giấc.
Eastern golf course- Yering, Victoria, Australia |
Buổi chiều, anh Long chở chúng tôi đi thăm anh Nhuần. Năm xưa khi chúng tôi đến Melbourne lần thứ nhất, chúng tôi ở nhà anh Nhuần và chị Oanh tại Footscray. Footscray là khu vực quen thuộc của người Việt tại đây với nhiều khu chợ và tiệm ăn Việt. Hồi đó anh Nhuần còn khỏe, anh chở chúng tôi đi chơi khắp nơi, bây giờ anh bệnh, ở trong nhà dưỡng lão, một tuần đi lọc máu ba lần. Khi chúng tôi gặp nhau, anh ngồi đợi trên giường, thần sắc cũng khá tươi tỉnh, anh trầm ngâm ít nói, chỉ có chúng tôi nói chuyện tía lia, hỏi han đủ thứ. Tôi chụp hình cho các anh Nhuần, Bình, Long và Tuấn với nhau. Anh Nhuần lúc trẻ cũng thích chụp ảnh, tôi cho anh xem và chỉ anh cách dùng máy Nikon D750 của tôi, rồi tôi phụ anh chụp vài tấm hình của các anh bạn. Cái máy khá nặng, tay anh yếu nên tôi nâng lên tầm mắt cho anh. Trong lúc ấy, anh Tuấn dùng điện thoại chụp hình tôi với anh Nhuần, nhìn tấm ảnh ấy tôi rất vui và cảm kích vì tôi biết rằng đó sẽ là một kỷ vật thân yêu của mình. Từ giả anh Nhuần để ra đi, lòng bùi ngùi vì không biết có được nhìn thêm anh lần nữa!?
Nhuần: 2006 |
Nhuần: 2020 |
Gia đình họp mặt- Tháng hai 2020 |
Tối hôm nay, tụ tập tại nhà anh Long và chị Hương, có cô Diên bạn tôi cũng tham dự. Trời mưa lớn, Chị Cúc, góa phụ anh Nguyễn Bửu Toàn, ghé đến thăm và tặng quà cho chúng tôi, Chị Hoa, góa phụ anh Nguyễn Ký Thành cũng có mặt và lại cho tôi quà (lần nào gặp tôi, chị Hoa đều cho quà cáp đủ thứ-thật cảm động). Tối nay vợ chồng anh Bình, anh chị Quí, anh chị Nhiên và chị Được cũng có mặt, tiếng cười đùa vui vẻ vang trong màng sương khói thơm tho của món bò nướng vỉ.
Ngày cuối cùng, thăm mợ Thiên lần nữa tại nhà dưỡng lảo, chúng tôi kéo về nhà Phượng, con gái út của mợ ăn tiệc hội ngộ cả đại gia đình; chúng tôi được gặp con cái, dâu rể của mợ thật đông đủ. Trời hôm nay âm u và mưa nhẹ, cảnh vật buồn ủ rủ nhưng trong nhà huyên náo vui vẻ, ấm cúng, nhậu nhẹt tưng bừng, bánh chưng, cháo gà, gỏi và nhiều thức ăn khác không nhớ hết. Chị Hoa, anh Tuấn và các anh nói chuyện xưa. Không biết nhiều về ngày xưa như họ, tôi ngồi lắng nghe mấy người Huế ríu rít rất thân thương.
Đêm cuối, bữa ăn cuối cùng tại nhà anh Quí, anh chị Quí ở vùng Narre Warren. Thành phố này phía đông nam cách trung tâm Melbourne 38km. Nhà cửa khang trang, vườn tược xanh tươi. Nhà anh Quí đẹp nhưng tôi mê nhất là khu vườn của anh chị. Tôi gọi khu vườn này là secret garden, bởi vì mỗi bước chân đi tôi lại khám phá ra một điều mới lạ. Anh trồng đủ loại rau, trái tươi tốt không thể tả; nhìn lên thấy trái, nhìn xuống thấy rau. Không biết anh chị tìm đâu ra sức lực để săn sóc khu vườn xinh đẹp này.
Tối nay chị Quí nấu món bún cá đặc biêt có rau nhà trồng và rau muống
chẻ cùng với các món gỏi, bột lọc của các chị đóng góp, ăn xong lại được
ăn chè sâm bổ lượng tráng miệng. Hôm nay chị Cúc đến được với chúng tôi
dù xa xôi cách trở. Ăn tiệc xong, các bạn kéo ra phòng khách, anh Quí
trao cho chúng tôi các tặng phẩm đặc biệt của Úc Châu làm kỷ niệm. Tôi
được hân hạnh mở quà và làm tài tử cho các anh chụp ảnh.
Anh chị Long và Diên đưa chúng tôi về khách sạn. Anh
Long lái xe thật giỏi, suốt mấy ngày chạy lang bang trong Melbourne và
những vùng phụ cận, có lẽ anh chị cũng mệt lắm nhưng vì thương mến chúng
tôi nên anh chị hy sinh rất nhiều.
Tôi cũng cám ơn cô Diên, người bạn gái thuở còn trung học ngây thơ
nhưng
vô số tội (nhất là tội ăn hàng và chọc ghẹo các soeur Thánh Tâm).
Cô tháp tùng chúng tôi liên tiếp mấy ngày, khi chúng tôi ra đi chắc cô
sẽ buồn ghê lắm.
Sáng hôm sau, gọi xe Uber đi ra bến tàu để lên du thuyền Majestic Princess. Gặp người tài xế người Việt tên Thanh, dân Huế; thế là chúng tôi lại có dịp trao đổi kỷ niệm về xứ Huế. Thật là thích thú, vì vậy, nếu còn sống được ngày nào, tôi và Tuấn sẽ như hai con chim liền cành, bay mãi bên nhau trên trời cao đất rộng để mong nhận lãnh hoài những hồng ân của tạo hóa và nhân loại ban cho chúng tôi.
Tôn Nữ Thu Nga và Trần Tuấn
PS: Vừa viết xong bài, sáng nay nghe tin anh Nhuần mất do các anh bên Úc
nhắn. Buồn ghê!